Trí khôn của tao đây

Đề bài:  Kể lại truyện TRÍ KHÔN CỦA TAO ĐÂY!

Năm tháng trôi nhanh, từ một anh trai cày sức vóc cường tráng hồi nào, giờ đây tôi đã trở thành một “lão nông tri điền” râu tóc bạc phơ. Và cũng theo dòng thời gian, sự lịch lãm từng trải ở đời giúp tôi dần dần hiểu thấu nhiều điều. Ôi có biết bao nhiêu chuyện cần phải nghĩ lại, song có lẽ ám ảnh đến day dứt vẫn là câu chuyện về “trí khôn”, câu chuyện mà suốt một thời trai trẻ, cứ mỗi lần nghe mọi người nhắc đến với niềm thán phục hiện lên trong đáy mắt họ, tôi lại thấy hớn hở, hả dạ vô cùng…

Đó là một buổi trưa trời không nắng cũng không mưa. Tôi đang ngồi hút thuốc lào bên bờ ruộng, bó mặc con trâu nằm gặm cỏ đằng kia. Kể ra số kiếp loài trâu thật tội nghiệp. Làm việc quần quật thế mà chốc chốc lại bi một làn roi quất mạnh vào mông. Khi nào trên tay tôi cũng lăm lăm chiếc roi to, chực đánh. Dường như hồi ấy tôi chì biết vụt roi đánh trâu mà không hề nghĩ ngợi gì. Vậy đấy, con người nhiều khi vô cảm, vô tình, làm điều nhẫn tâm một cách bình thường như không. Những ý nghĩ này, mãi về già tôi mới kịp nhận ra.  

Bỗng nghe có tiếng trò chuyện rì rầm đâu đây, tôi giật mình quay lại và không còn tin ở mắt mình nữa: một con cọp to tướng đang hỏi han chuyện gì đó với con trâu ngờ nghệch của tôi. Tôi nghe loáng thoáng rằng cọp thắc mắc không hiểu vì sao trâu to khỏe thế mà phải chịu để tôi đánh đập, hành hạ khổ sở, lại nghe chúng thì thào về trí khôn, trí dai gì đấy. Dẫu sao, tôi cảm thấy mình đang vào cuộc.

Xem thêm:  Nghị luận: suy nghĩ về vai trò của gia đình

Quả vậy, cọp khoan thai bước đến chỗ tôi, cất giọng ôn tồn:

– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Thì ra cọp muốn biết trí khôn của tôi như thế nào. Tự nhiên tôi nảy sinh một ý tưởng ngồ ngộ rằng nếu mình lừa đươc con cọp này để nện cho nó một mẻ là khôn rồi còn gì. Tôi bèn trả lời cọp:

– Trí khôn tôi cất ở nhà. Để tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một tí.

tri khon cua ta day 2 - Trí khôn của tao đây

Trí khôn của tao đây

Cọp nghe nói, gật gù ra chiều mừng lám. Thấy thế, tôi giả bộ đứng lên toan đi về, rồi làm ra vẻ như sực nhớ điều gì, quay lại tôi bảo với cọp:

– Nhưng tôi đi khỏi, nhỡ anh ăn mất trâu tôi thì sao?

Không đợi cọp kịp nghĩ ngợi, tôi vội nói tiếp:

– Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm. Không ngờ là cọp ta lại nhanh nhẩu ưng thuận, gật đầu lia lịa, có lẽ cu cậu nóng lòng muốn biết trí khôn là cái gì. Chỉ chờ có thể, tôi lấy ngay thừng trói cọp thật chặt vào gốc cây. Mọi việc diễn ra đúng hết như tôi dự tính. Trói xong, tôi lấy roi cày quất túi bụi vào đầu, vào lưng cọp, vừa quát, vừa thét: 

Xem thêm:  Hãy kể lại một sự việc đã gây cho em những cảm xúc khó quên

– Trí khôn của tao đây! Trí khôn của tao đây!

Chao ôi, lừa được người nhẹ dạ như vậy là khôn ngoan ư? Thât oan uổng cho hai chữ trí khôn quá lắm! Suốt mấy năm nay, ý nghĩ đó cứ thường xuyên dằn vặt tâm hồn tôi và tôi thực sự cảm thấy xấu hổ Song đó là chuyện bây giờ, còn hồi ấy, ngựa non háu đá, sức vóc lực điền và cả cơn giận vồ cớ của tôi như dồn tụ vào đầu ngọn roi. Cũng chưa hả, tôi còn chất rơm chung quanh cọp, châm lửa đốt lại quát lớn:

– Đã thấy trí khôn của tao chưa? Đã thấy trí khôn của tao chưa?

Cọp giãy giụa, cố thoát khỏi sợi dây trói, miệng gầm thét dữ dội. Mãi khi dây thừng cháy đứt, cọp mới vùng dậy, ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng. Sau này nhớ lại chuyện cũ, tôi không khỏi rùng mình.

Trời ơi, giá như hồi ấy đầu cọp kia bình tĩnh hơn một chút thì có lẽ tai họa thảm khốc đã trút lên đầu không chỉ riêng tôi mà còn cả cái làng này, bởi hãy thử tưởng tượng xem, chuyện gì sẽ xảy ra nếu cọp thay vì bỏ chạy lại xông thẳng về phía tôi, lồng lộn trả thù? Thử hỏi, tôi còn tự hào làm sao được về huyền thoại tri khôn của tôi?

Nghe bảo từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy năm xưa. Nhiều khi tôi thầm nghĩ phải chăng, đấy là cái giá phải trả cho những ai khao khát đi tìm chân lí mà lại quá ngây thơ?

Xem thêm:  Tả một bụi tre hay một lũy tre mà em đã có lần trông thấy.

Còn con trâu của tôi, nhìn thấy cọp lâm nạn, thích thú, bò lăn ra cười, không may hàm răng trên va vào đá, răng gảy khòng còn chiếc nào nên từ bấy đến nay, trâu chẳng con nào có răng hàm trên ca. Liệu có phải đấy cũng là cái giá không rẻ cho thói dửng dưng, cười trên nỗi đau “đồng loại”?

BÙI VĂN TIẾNG


Từ khóa tìm kiếm

  • https://taplamvan edu vn/tri-khon-cua-tao-day/