Vai trò, công lao của các thầy giáo, cô giáo và nói lên được lòng biết ơn của mình đối với các thầy giáo, cô giáo

Đề bài: Trong buổi họp mặt kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam (20-11) em được phân công viết bài chào mừng các thầy giáo, cô giáo. Em sẽ viết thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mình đối với vai trò, công lao của các thầy giáo, cô giáo và nói lên được lòng biết ơn của mình đối với các thầy giáo, cô giáo.

DÀN BÀI

I. Mở bài

– Tôn sư trọng đạo là truyền thống lâu đời của dân tộc ta “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam em xin ôn lại công lao của các thầy giáo, cô giáo, bày tỏ lòng biết ơn những người đã dạy dỗ, chăm sóc mình suốt tuổi âu thơ.

II. Thân bài

1. Vai trò, công lao của các thầy giáo, cô giáo

a. Thầy giáo, cô giáo là những người được xã hội giao phó cho trách nhiệm lớn lao là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới, con người phát triển toàn diện:

– Truyền thụ những tri thức, những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích lũy trong suốt qúa trình lịch sử lâu dài (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh nghiệm sống…).

– Quan trọng hơn: Đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, đáp ứng đòi hỏi của xã hội “Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

 Như vậy, thầy giáo, cô giáo không chỉ là người dạy chữ mà quan trọng hơn: dạy người.

Xem thêm:  Em hãy phân tích một bài thơ viết về Bác Hồ đã gây cho em nhiều xúc động hơn cả

b. Thầy giáo, cô giáo là những người kỹ sư tâm hồn,

– Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, coi việc học là để làm người. Vì vậy, nghề dạy học được coi là một trong những nghề cao quí nhất, thầy giáo, cô giáo là những kỹ sư tâm hồn.

20 11 - Vai trò, công lao của các thầy giáo, cô giáo và nói lên được lòng biết ơn của mình đối với các thầy giáo, cô giáo

Nghề dạy học được coi là một trong những nghề cao quí nhất, thầy giáo, cô giáo là những kỹ sư tâm hồn

– Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi em, vui sướng trước sự trưởng thành của các em, trăn trở với những thiếu sót mà các em vấp phải.

– Tình cảm thầy trò là tình cảm rất đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó không chỉ biểu lộ khi học sinh còn đang học mà còn theo suốt trong cuộc đời (Nhiều gương sáng: có những người học trò giỏi được xã hội giao phó cho đảm đương những chức vụ quan trọng vẫn giữ tình cảm thầy trò như khi còn đi học).

2. Thái độ đối với các thầy giáo, cô giáo

Có thể nêu một số sai sót của bản thân hoặc của các bạn về mặt này. Trên cơ sớ đó nêu lên nhận thức đúng. 

a. Tôn trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo:

+ Thấy rõ lao động của thầy giáo, cô giáo là hết sức đặc biệt, sáng tao không gì so sánh được, Đào tạó con người mới (lao động bền bi, lâu đài, hàng chục năm sau mới thấy thành qua).

Xem thêm:  Bài văn miêu tả người hay

+ Tôn kính thầy giáo, cô giáo là tôn trọng những con người làm công việc cao quý: trồng người (Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người).

 + Kế tục truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

+ Biết ơn thầy giáo cô giáo cũng là biểu hiện của đạo đức mới Xã hội chủ nghĩa ở những con người có văn hóa, có nhân phẩm.

b. Gần gũi, chân thành đối với thầy giáo cô giáo:

+ Muốn tiến bộ phải chân thành gần gũi các thầy giáo, cô giáo để nhờ thầy giáo, cô giáo chí bảo cho những sai sót mà sửa chữa.

+ Phải coi thầy, cô như những người bạn sẵn lòng thông cảm, dìu dắt, giúp đỡ mình tiến bộ. 

c. Quan tăm chăm sóc thầy giáo, cô giáo.

+ Lẽ sống của thầy là “Vì học sinh thân yêu’’. Quan tâm tới các thầy giáo, cô giáo là động viên thầy, cô chăm sóc, giáo dục chúng mình.

+ Là biểu hiện thái độ đạo đức cao đẹp: biết ơn những người đã đày công dạy dỗ mình.

d. Nỗ lực học tập rèn luyện làm theo lời chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo.

+ Đó là biểu thị cao nhất của lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

+ Đó là điều khiến các thầy cô vui lòng, hạnh phúc nhất.

III. Kết bài

– Nói lên cảm xúc chân thành nhất của em khi nghĩ về thầy cô.

Xem thêm:  Em hãy nêu cảm nhận của mình về nụ cười của mẹ rất hay

– Lời chúc mừng các thầy giáo, cô giáo. 

Thu Huyền

Từ khóa tìm kiếm

  • long biet on thay co giao