Đề bài: Đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chủ tịch, nhà thơ Hoàng Trung Thống viết:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Em hiểu bốn câu thơ trên như thế nào? Chọn và phân tích những câu thơ tiêu biểu trong Nhật kí trong tù để làm sáng tỏ ý thơ trên.
Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, thơ văn Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc ta không thể nào quên; cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác, khi đọc Nhật kí trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông viết:
Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mang bát ngát tình.
Nhà thơ Xuân Diệu khi đọc Nhật kí trong tù của Bác Hồ có lần đã nói: Càng đọc càng hay, càng kính trọng người tù Hồ Chí Minh… Với Hoàng Trung Thông thì trăm bài trăm ý đẹp nghĩa là Nhật kí trong tù bài nào cũng đẹp. Không phải cái đẹp lặp lại, mà mỗi bài mỗi vẻ khác nhau. Tất cả đều đẹp. Tác giả lại viết ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh. Ta nên hiểu ánh đèn tỏa rạng ở đây như thế nào? Phải chăng ý nhà thơ muốn nói rằng ánh đèn chính là thơ Bác; thơ Bác như ánh đèn đã tỏa rạng, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách làm người.
Bởi vì:
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Nhà thơ nói đó là những vần thơ thép; những vần thơ mang chất thép của con người cộng sản Hồ Chí Minh. Thép ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Nhưng dù là thơ thép nhưng tình vẫn bát ngát mênh mông. Đó mới là điều Hoàng Trung Thông cần nói và đã nói.
Có ý kiến cho rằng linh hồn trong Nhật kí trong tù là vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh – Người cộng sản. Tâm hồn của một con người đích thực thì bao giờ cũng vượt lên trên mọi gian khổ, khó khăn để khẳng định chính mình:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
(Chiều tối)
Cũng phải nói ngay rằng, đây là một cảnh thực; là cảnh Bác đã phác họa trên đường bị giải, khi trời chiều đã bảng lảng; trên trời một cánh chim cô đơn đang bay mỏi mệt mà không biết sẽ đậu chốn nào (về rừng tìm chốn ngủ) và từng chòm mây trôi nhẹ che mặt trời cũng sẽ tìm chỗ dừng chân (phía cuối trời!). Vậy là con chim còn có đích để mà dừng (Về rừng) còn con người ở đây thì sao? Giữa cảnh âm u mịt mùng của rừng núi hiểm trở không một phút được dừng chân. Tất cả chỉ còn là sự mỏi mệt, vội vã, sự uể oải đầy nặng nhọc. Tưởng như tất cả cảnh vật đã rất buồn và chìm đi trong bóng tối khi mà người tù cũng đã mỏi mệt. Nhưng không, chi bằng một từ hồng nhà thơ đã xóa sạch đi đêm tối bao trùm và ánh sáng màu hồng đã bao phủ toàn bộ bài thơ. Tất cả sự mỏi mệt, vội vã, sự nặng nhọc mà tác giả đã diễn tả ở trên không còn nữa; thay vào đó là niềm vui, là sự hân hoan hướng về phía ánh sáng nơi có Cô em xóm núi xay ngô tối. Phải chăng đấy còn là sự khao khát của con ngườỉ xa quê, hướng về cuộc sống và sự sinh hoạt bình thường mà đầm ấm của gia đình. Với câu cuối cùng, tất cả còn lại chỉ là một màu hồng; màu hằng làm sáng không gian, soi rõ hình ảnh của cô em xóm núi đang miệt mài lao động, phải chăng, đó cũng là màu hồng của tư tưởng Bác, là cái tình mênh mông, bát ngát mà Bác dành cho con người, cho cảnh vật.
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu, trận gió hàn
(Giải đi sớm, khổ I)
Có người cho rằng ở khổ I trong bài Giải đi sớm này, cảnh vật và con người đối nhau. Đúng như thế. Nhưng tuy đối nhau mà sự hòa hợp giữa tâm hồn rất đẹp, rất sáng của người tù với thiên nhiên lại thêm phần đẹp và ảo hơn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, lòng lạc quan cách mạng vừa là phương thức để tồn tại, để vượt qua, vừa để khắc phục mọi hoàn cảnh. Đó là điều tất yếu, song cái chính vẫn là ở tâm hồn con người, ý nghĩa, niềm tin. Nói như Hoài Thanh đó là Cảnh ban mai tràn đầy khí thế:
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
{Giải đi sớm, khổ II)
Nếu như không có một niềm tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng, thử hỏi làm sao Bác có thể có được những giọng thơ tràn đầy hào khí đến thế?
Trong bài Cảnh chiều hôm, ý thơ chuyển sang một đề tài, một khía cạnh khác, nhưng cái chất thép và tình đặc biệt bát ngát mênh mông của Người vần không hề thay đổi:
Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Bài thơ nói rất thực về sự việc hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng. Vậy đấy! Đẹp như hoa hồng mà nở rồi cuối cùng cũng phải tàn. Đó chẳng phải là sự vô tình của thiên nhiên? Nhưng đâu chỉ là thiên nhiên vô tình. Chất thép nằm ở chỗ nhận ra và phê phán thói vô tình này. Và sự bất bình của chút hương hoa chỉ có thể đem giãi bày cùng người tù – người cộng sản vĩ đại, một nghệ sĩ, một nhà thơ. Âu đó cũng là cái tình của Bác với hoa vứi nhân loại đau khổ vậy.
Người xưa có câu: Khi lo, lo trước thiên hạ, Khi vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người buồn với nỗi buồn của người đời. Người che chở cho cả nhân loại cần lao.
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa.
Một tâm hồn, một con người, một cuộc đời luôn yêu tất cả, chỉ quên mình. Đó là con người vĩ đại, sống hết mình, vì con người; vì vậy, khi làm thơ, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ Bác vẫn là vần thơ thép, mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Đề 63. Viết về Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: “Tập Nhật kí trong tù là một tiếng nói chứa chan tình nhân đạo”. Hãy chứng minh ý kiến trên.
Bài làm
Nhật kí trong tù là cuốn nhật kí bằng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chí khí vững như thép trước lao tù của chế độ Tưởng Giới Thạch vạn ác, tâm hồn sáng như gương của một vị lãnh tụ, của một con người đã đưa đến sự ra đời của một tác phẩm văn học xuất sắc ngoài ý muốn của Người. Sức sống của Nhật kí trong tù thể hiện ở nhiều mặt: Một bán cáo trạng đanh thép, một tâm lòng yêu nước thiết tha, một tinh thần quốc tế vô sản đứng đắn, một tinh thần lạc quan đến lạ lùng, một bút pháp tả cảnh, tả tình điêu luyện… Song, cái giá trị lớn nhất, cái đi vào lòng người mạnh mẽ nhất chính là tinh thần nhân đạo cao cả bao trùm toàn bộ tập thơ.
Tinh thần nhân đạo chính là tình thương yêu và kính trọng con người. Là người Việt Nam được kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, cả cuộc đời hy sinh phấn đấu của Bác chính là thể hiện cao đẹp cái tính người ấy. Ngay từ những ngày đầu ra đời tìm đường cứu nước, Bác đã biết bao lần nhỏ lệ cho nỗi đau của con người. Ớ nước ngoài, Bác lên tiếng bênh vực người cùng khổ. Khi về nước lãnh đạo cuộc đấu tranh Bác suốt đời nêu tấm gương sáng vì nước, vì dân.
Tâm nguyện lớn lao cửa Bác là mong cho nước nhà chóng được đậc lập, ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai ai cũng được học hành. Con người suốt đời áo vải ấy lại luôn luôn dành sữa để em thơ, lụa tặng già.
Tinh thần nhân đạo sâu sắc có trong máu thịt của vị lãnh tụ. Tinh người bao la ấy cũng được thể hiện đẹp đẽ trong văn chương. Nhận định về thơ Bác, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhấn mạnh: “Cái ánh sáng tỏa ra từ tâm hồn Bác, qua thơ Bác, trước hết là ánh sáng của tình thương người”.
Ở trong tù, bản thân mình bị đày đọa, đau đớn, ghẻ lở, mất tự đo nhưng Bác tự quên mình. Bác thương cháu bé trong nhà lao Tân Dương:
Oa…! Oa…! Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
Có chế độ nào tàn ác hơn thế. Một cháu bé mới vừa nửa tuổi cũng phải theo mẹ vào nhà tù. Tiếng khóc của cháu bé cất lên từ tù ngục, phải chăng cũng chính là tiếng khóc của Người!
Khóc cho người sống, khóc cho người chết, nhìn thấy nỗi thống khổ của người là tim Bác quặn đau:
Thân anh da bọc lấy xương
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi
Đêm qua còn ở bên tôi
Sáng nay, anh đã về nơi suối vàng.
Tiếng khóc báo hiệu cho cái chết. Biết bao người đã chết trong nhà lao vạn ác này. Và sự cảm thông với nỗi đau của con người lại được diễn tả tiếp trong thơ Bác:
Than ơi! chàng ơi, hỡi chàng ơi
Duyên cớ vì sao lại lánh đời
Nào biết tìm đâu cho thấy được
Bạn đời gắn bó một đời tôi.
(Nửa đêm nghe tiếng khóc chổng)
Tiếng khóc chồng não ruột giữa đêm khuya đã làm tan nát một gia đình. Nỗi đau sâu thẳm về một kiếp người trong bài thơ là thể hiện tấm lòng nhân đạo mênh mông của Bác.
Thương người Trung Quốc bị đau đớn. Bác đã thể hiện một tinh thần nhân đạo mang tính quốc tế vô sản, là thể hiện lòng thương nước, thương nòi:
Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh,
Nội thương đất Việt cảnh lầm than
Trong tù mắc bệnh càng đau khổ
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn.
(Ốm nặng)
Rõ ràng là ở trong tù, Bác thương người chính là thương mình, thương dân mình. Bị giam hãm ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chứng kiến nỗi đau của người dân Trung Hoa, Bác muốn gởi gắm về với đất Việt lòng nhớ thương da diết của mình với đồng bào. Thật là có lí khi Tố Hữu viết:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người.
Nhà phê bình văn học Nga Bê-lin-xki, trong các tác phẩm phê bình văn học bất hủ của mình có nói tới tình yêu thương mênh mông và lòng kính trọng vô hạn đối với con người. Điều nhận xét sâu sắc ấy đối với các tác phẩm văn học Nga cũng thật đúng với giá trị của tập thơ Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi cái tình nhân đạo của con người và thơ của Bác là sự kết tinh chẳng những cái nhân văn Việt Nam vốn cổ từ trong cốt lõi tâm hồn người dân Việt thương cái chất người nói chung của nhân loại hòa nhập trong tâm hồn Bác. Cho nên, trong Nhật kí trong tù của Bác, chúng ta còn thấy lòng kính trọng vô hạn đối vớí con người. Đó là nỗi lo lắng chân thành về cuộc sống khốn khổ của người dân và phẩm chất tốt đẹp, trong sáng của họ:
Vùng đây tuy ruộng đất khô cằn
Vì thế nhân dân kiệm lại cần
Nghe nói xuân này trời đại hạn
Mười phần thu hoạch chỉ đôi phần.
Trong bài Người bạn tù thổi sáo, Bác như cảm thương cái sầu chia li của họ, cảm thông với mất mát tinh thần của họ.
Cảm thương kính trọng con người trong bài thơ Bác cồn chính là thấy được công việc vất vả, cực nhọc của con người.
Dãi năng dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi.
Ngựa xe hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người.
(Phu làm đường)
Từ nhân sinh quan đúng đắn và đẹp đẽ, Bác như nói với mọi người hãy chú ý, quan tâm, biết ơn người lao động. Bởi cái dãi nắng dầm mưa của họ chính là cái lao động đem lại hạnh phúc cho con người. Bát cơm chúng ta ăn, tấm áo chúng ta mặc, con đường chúng ta đi chính là đo mổ hôi nước mắt của bao người đem tới. Đây không chỉ là lòng thương người mà chính là sự kính trọng, biết ơn con người rất Việt Nam ăn quả nhớ kẻ trồng cây của Bác.
Đọe Nhật kí trong tù của Bác chúng ta thấy được cái vĩ đại, cái nhân sinh, cái tài hoa của một con người, một lãnh tụ, một nhà thơ. Sức sống của tập nhật kí bằng thơ ấy chẳng những đọc trăm bài trăm ý đẹp mà trước hết, chính là chúng ta thấy được cái mênh mông bát ngát tình được thể hiện chân thực trong thơ Bác. Trái tim, tâm hồn và tài hoa ấy như ánh sáng của ngọn lửa ngời lên trong đêm tối, ánh sáng của một tấm lòng yêu thương con người vô hạn. Và chính bằng thứ ánh sáng đó, bằng nghị lực của chính mình, Bác đã hun đúc cho chúng ta sức mạnh để vượt qua khổ đau, biết tin, biết mơ ước, biết hành động cho ngày mai tự do, ấm no, hạnh phúc.
Từ khóa tìm kiếm
- vần thơ của bác vần thơ thép mà vẫn mênh mông bát ngát tình
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh rất hay
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu [...]
Th11
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng rất hay
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác [...]
Th11
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân rất hay
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà [...]
Th11