Đọc – hiểu văn bản: “Tôi yêu em” (Puskin)

Đọc – hiểu văn bản: “Tôi yêu em” (Puskin)

Hướng dẫn

Nội dung:

Đọc – hiểu văn bản: “Tôi yêu em” (Puskin)

I. Đọc – hiểu chú thích:

1: Tác giả: A. X. Puskin

– A. X. Puskin (1799 – 1837) sinh ra trong một gia đình quý tộc Mát-xcơ-va, là nhà thơ vĩ đại “mặt trời của thi ca Nga”. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lâu đời ít nhiều đã sa sút ở Mát-xcơ-va, sớm có khát vọng tự do vì say mê cái đẹp. Từ nhỏ đã làm thơ, năm 14,15 tuổi được đánh giá là thiên tài thi ca.

– Puskin là người căm ghét bạo lực, cường quyền, trung thành với lí tưởng tự do, bác ái. Chính ông khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga

– Sáng tác: Thơ, tiểu thuyết bằng thơ, bi kịch lịch sử, trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn.

⇒ Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Puskin, ông là ca sĩ của tự do. Puskin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông. Gorki coi ông là “khởi đầu của mọi khởi đầu”. Thơ Puskin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu, là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực. Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

2. Tác phẩm: Tôi yêu em.

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1829, được khơi gợi cảm xúc từ mối tình không thành của tác giả với A.Ô-lê-nhi-na, con gái của A.N.Ô-lê-nhin – chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga.

– Thể loại: thơ

– Nội dung:Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (4 dòng thơ đầu): Tiếng nói của lí trí trong tình yêu. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhà thơ

+ Phần 2 (4 dòng thơ sau): tiếng nói của tình cảm trong tình yêu. Khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình, sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Tiếng nói của trí lí trong tình yêu

* Câu 1-2: Tình yêu nồng cháy.

Điệp khúc “tôi yêu em” xuất hiện ở bên câu thơ đầu thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối: “Tôi yêu em” (Tôi đã yêu em).

Xem thêm:  Những câu hát than thân trong ca dao

“Tôi (đã) yêu em”: Vừa là lời bày tỏ ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, vừa là lời khẳng định tình cảm chân thành tha thiết. Câu thơ bộc lộ trực tiếp một tình yêu chân thành, giản dị của nhân vật trữ tình.

– Xưng hô: tôi – em ⇒ mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa trang trọng → tình yêu đơn phương.

“Đến nay, chừng có thể, chưa hẳn”: tâm trạng băn khoăn của nhân vật trong quá khứ-hiện tại, sự đối lập trong tình cảm còn yêu nhưng phải quên.

– Hình ảnh ẩn dụ: ngọn lửa tình: tình cảm mạnh mẽ, rạo rực, cháy bỏng, nồng nhiệt.

– Chưa hẳn (đã tàn phai): cách nói phủ định → khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.

⇒ Hai câu thơ thể hiện một tình yêu âm thầm, dai dẳng nhưng cháy bỏng của một trái tim thủy chung. Sự bày tỏ dè dặt qua cách dùng từ có lẽ, chưa tắt hẳn nhưng bên trong vẫn thể hiện một tình yêu âm ỉ, dai dẳng: Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.

* Câu 3-4: Tiếng nói của lí trí.

– Từ “nhưng, không để” mạnh, dứt khoát: tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc; mở ra thế giới suy tư lí trí. “Tôi” quyết tâm từ bỏ tình yêu vì không muốn em bận lòng hay u hoài. Chàng trai muốn bày tỏ nhưng lại rụt rè, e ngại bị khước từ; thấy người mình yêu ở bên ai đó cũng ghen tuông, đau khổ.

– Hành động cao thượng trong tình yêu: “không để” → dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình.

+ Tình yêu thiết tha nhưng vẫn phải sáng suốt.

+ Yêu là phải vì người mình yêu.

+ Trong tình yêu phải có đạo đức: lòng tự trọng.

→ Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa. Muốn vượt lên tình cảm để đến với lí trí, mang lại hạnh phúc cho người yêu.

⇒ Tình yêu chân thành, cao cả, luôn tôn trọng và muốn người mình yêu được thoải mái dù không được yêu. Trong lí trí, tác giả muốn dập tắt ngọn lửa tình yêu để trả lại sự yên tĩnh, thanh thản trong tâm hồn người mình yêu. Tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc và lý trí. Nó phải xuất phát từ tình cảm chân thành của cả hai phía. Trong tình yêu, tôn trọng người mình yêu cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình.

* Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lí trí chi phối thì ở bốn câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn trào, không tuân theo mệnh lệnh của lí trí, khẳng định một tình yêu mãnh liệt không che giấu với điệp khúc “Tôi yêu em”. Bề ngoài lí trí thì cứng cỏi nhưng trong chiều sâu tâm trạng vẫn rất yêu em

* Với cách hiểu nào đi nữa thì qua lời cầu chúc chúng ta cũng thấy rằng: tình yêu cao cả của “tôi” dành cho “em”, và tôi luôn mong muốn em được hạnh phúc tron vẹn ” sự hài hòa giữa tình cảm và lý trí, sự cao thượng trong tình yêu.

Lời cầu chúc đã thay cho lời vĩnh biệt của một tình yêu không thành

Hết rồi tình đã vỡ tan

Anh hôn lần chót đôi bàn chân em

Những lời chua xót thốt lên

Anh nghe lời đáp của em hết rồi

(Không đề – Puskin)

2. Tiếng nói của tình cảm trong tình yêu

– Giọng điệu nhanh, gấp gáp thể hiện sắc thái đa dạng và phong phú của tình yêu.

-“Tôi yêu em”: tiếp tục khẳng định và giải bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình. Nó không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà còn tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.

– Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen… vì thất vọng, vì không được đáp đền, đón đợi → Đó là sự tự trách mình yếu đuối, ghen tuông… bao thời gian trôi qua vẫn âm thầm đeo đuổi một mối tình si một phía. Ích kỉ là điều tất yếu của tình yêu

– Các sắc thái tình cảm:

+ “Âm thầm”, “không hy vọng”  tình yêu đơn phương ấp ủ trong lòng nhưng không còn niềm tin, hi vọng. Trạng thái lặng lẽ, thầm kín, vị tha trong tâm hồn.

+ “Rụt rè”, “hậm hực lòng ghen”: ngượng nghịu, không mạnh bạo vừa có vẻ dịu dàng, đáng yêu vừa thể hiện sự yếu đuối, bất lực.

→ Sắc thái vốn có của một tình yêu trần thế: đời thường, chân thật.

– Cấu trúc” lúc – khi”: Mức độ thường xuyên, luôn bị dày vò, đau khổ.

– Điệp ngữ: “Tôi yêu em” tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu tôi dành cho em: “chân thành, đằm thắm” → phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn hướng đến → tình yêu đã đi đến bề sâu của nó.

Xem thêm:  Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì 1 môn văn lớp 10. Tấm Cám

– Lời nguyện cầu tha thiết, chân thành và cao cả: “Cầu cho em …yêu em”. Lời cầu chúc vừa ẩn chút nuối tiếc, xót xa, vừa tự tin, kiêu hãnh và ngầm thách thức: Chẳng có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em; và sao em lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu và ở ai nữa, ngoài tôi.

* Cách so sánh đa nghĩa:

+Mong em cùng người em yêu hạnh phúc

+Mong em gặp được người yêu em như tôi.

+Không ai có thể yêu em như tôi.

⇒ Lời bộc bạch chân thành, thể hiện một tình yêu, cao thượng với mong ước người mình yêu được hạnh phúc → ý nghĩa nhân văn.

* Ghi nhớ (sgk/60).

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung:

– Bài thơ thể hiện nỗi buồn nhưng đây là nỗi buồn trong sáng, không hề bi lụy của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu vị tha dẫu mối tình vô vọng.

– Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.

2. Giá trị nghệ thuật:

– Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng.

– Biện pháp tu từ điệp ngữ.

– Nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co… diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

  • Lí Luận Văn Học

    110 nhận định hay về thơ ca cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

  • Luyện Thi Tuyển Sinh 10

    Nghị luận: “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?”

  • Đóng vai kể chuyện lớp 9

    Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn

  • Lớn lên cùng sách

    Bài thi mẫu: “Lớn lên cùng sách”

  • Nghị luận văn học 9

    Từ lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, hãy suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

  • Nghị luận văn học 9

    Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân qua 4 câu thơ: “Vân xem trang trọng khác vời…”

  • Nghị luận văn học 9

    Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện “Bóng nắng và bóng râm”

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Theo Taplamvan.edu.vn