Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Hướng dẫn

Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

I. Đặt vấn đề:

– Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.

– Trong truyện ngắn Vợ nhặt, tác giả đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.

II. Giải quyết vấn đề:

Giải thích ngắn gọn vai trò của tình huống trong truyện ngắn

– Tình huống là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt nào đó khiến cho bức tranh cuộc sống và tư tưởng của tác giả được bộc lộ rõ nét nhất. Tình huống truyện cũng bao hàm các mối quan hệ giữa nhân vật và môi trường sống, giữa các nhân vật với nhau…

– Tình huống truyện lạ, bất ngờ:

+ Vì người như Tràng hội tụ đủ các điểu kiện để “ế vợ”: nghèo túng, dân ngụ cư, vẻ ngoài xấu xí, thô kệch; nay bỗng dưng lấy được vợ, thậm chí là vợ Theo không”.

+ Vì giữa thời buổi đói khổ cùng cực, người như Tràng nuôi thân chẳng nổi còn dám đèo bòng chuyện vợ con.

Tình huống “nhặt vợ” giữa những ngày đói rét thê thảm vừa bất ngờ vừa éo le khiến cho tất cả những người chứng kiến đều ngạc nhiên, đều cảm thấy vui buồn trộn lẫn:

+ Những người dân xóm ngụ cư xôn xao khi thấy Tràng trở về cùng người đàn bà lạ. Họ tò mò, náo nức, quên cả cái đói. Những khuôn mặt hốc hác, u tối rạng rỡ hẳn lên: “Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống” của họ. Nhưng từ đám đông, có cả những lời xót xa, ái ngại: “Ôi chao! Giời đất này mà còn đi rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.

+ Bà cụ Tứ – mẹ của Tràng cũng sửng sốt khi nhìn thấy “người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia”. Tràng phải giải thích cặn kẽ, tường tận, bà lão mới hiểu ra cơ sự. Dẫu “mừng lòng” vì con trai mình đã có vợ, bà cụ vẫn không nén được bao nỗi xót thương, buồn tủi, lo âu.

+ Ngay bản thân Tràng,cũng bàng hoàng khi nhìn cô vợ nhặt ngồi ngay giữa nhà “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo ấy, Kim Lân không chỉ mang đến sức hấp dẫn cho cốt truyện mà còn bộc lộ được thân phận của những con người cùng khổ. Đó cũng là cái nền để nhà văn tô đậm những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ và phơi bày thực trạng xã hội đương thời:

+ Lên án, tố cáo thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, khiến con người rơi vào thân phận rẻ mạt. Việc trăm năm của đời người mà rẻ rúng đến tội nghiệp. Cuộc hôn nhân không cưới hỏi, không có nổi mâm cơm cúng gia tiên, cả nhà còn phải ăn cháo cám.

+ Tiếng nói khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người. Đó là tình mẹ thương con, tình người thương người – không tàn lụi kể cả khi con người bị đẩy đến bên bờ vực của cái chết. Bà cụ Tứ xót thương cho con trai; thương cho cả người con dâu “nhặt được”. Bà mở lòng, đón nhận người phụ nữ đói rách, xa lạ vào gia đình mình: “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Anh nông dân nghèo khổ, lam lũ, thô kệch vẫn dành cho người vợ nhặt được tình cảm yêu thương chân thành, ấm áp.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả: ở đầu tác phẩm và khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói

+ Ngợi ca khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc tiềm ẩn trong tâm hồn người lao động. Ngay trong cảnh cùng khổ, Tràng vẫn khát khao có một tổ ấm; bà cụ Tứ vẫn tin ở sự sống và tương lai; người vợ nhặt cũng không buông xuôi, không tuyệt vọng.

III. Kết thúc vấn đề:

Tình huống truyện độc đáo không chỉ mang lại sức cuốn hút cho câu chuyện mà còn thể hiện được tư tưởng nhân đạo của tác giả.

  • Cảm nhận vẻ đẹp tình người trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)

Theo Taplamvan.edu.vn